RỆP SÁP DIỆT NHANH VÀ HIỆU QUẢ BẰNG THUỐC PILARAVIA 155SC
RỆP SÁP DIỆT NHANH VÀ HIỆU QUẢ BẰNG THUỐC PILARAVIA 155SC

Rệp sáp (Pseudococus spp) hiện là đối tượng dịch hại khá quan trọng đối với hầu hết các loại cây trồng và gây hại gần như tất cả các bộ phận của cây làm giảm hơn 80% chất lượng thương phẩm hàng nông sản nên hiệu quả sản xuất cũng giảm làm cho người làm vườn rất lo lắng và tìm mọi cách để phòng trị nhưng kết quả đạt được không cao. Vậy thì nguyên do đâu?
Với rệp sáp cũng như mọi đối tượng dịch hại khác, để phòng và trị hiệu quả cần phải hiểu rõ đặc tính cũng như quy luật phát sinh phát triển, phương thức gây hại của chúng từ đó sẽ có được giải pháp quản lý và phòng trị, nghĩa là chúng ta phải biết chúng từ đâu đến, đến bằng cách nào, sống và gây hại ra sao? Để phòng khi chúng chưa đến và trị khi chúng gây hại.
RỆP SÁP LÀ GÌ?
Tên thông thường của nó là Citrus mealybug (rệp sáp cam quýt, tiêu biểu trên cây bưởi). Tuy nhiên, cây ký chủ của nó không chỉ có các cây thuộc họ cam quýt mà còn gây hại chủ yếu trên các cây công nghiệp như cà phê (cà phê chè và cà phê vối, có thể làn chết cây non), ca cao, hồ tiêu, dừa, khóm và các cây khác như nho, chuối, xoài, gừng, tất cả loài hoa, rau…. Nó được phát hiện trên 70 họ cây trồng khác nhau. Rệp sáp Planococcus citri là một trong những loài rệp phổ biến nhất. Phân bố rộng khắp nơi trên thế giới, các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng hiện diện khắp các nước trồng cà phê.
TÁC HẠI CỦA RỆP SÁP TRÊN CÂY TRỒNG

– Chúng sinh sống gây hại ở chùm quả, mặt dưới lá, nách lá, cành tiêu và ngay cả ở dưới rễ. Chích hút nhựa làm chùm quả héo rụng non và tạo điều kiện, môi trường cho nấm muội phát triển làm đen vỏ quả, mặt lá, ảnh hưởng đến quang hợp.
– Loài kiến cộng sinh bằng cách kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác mỗi khi chỗ rệp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lại, trong chất bài tiết của rệp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến.
– Rệp sáp gây hại vùng rễ và tất cả các bộ phận của cây chủ yếu là tán lá và trái. Khi rệp sáp tấn công vùng rễ, làm cho lá cây bị hại héo vàng úa có thể nhầm với triệu chứng bị khô hạn. Rễ đôi khi bị khảm một lớp mô nấm màu trắng xanh và bị còi cọc.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
– Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm rệp sáp.
– Tỉa bỏ và tiêu huỷ những bộ phận của cây nhiễm rệp sáp nặng.
– Cần chú ý diệt kiến nếu chúng xuất hiện đồng thời cùng với rệp sáp (kiến tha rệp sáp tìm nguồn thức ăn mới).
– Phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là ở giai đoạn cây đang có bông, trái non, trái đang phát triển
PILARAVIA 155SC – THUỐC ĐẶC TRỊ RỆP SÁP HẠI SẦU RIÊNG
THÀNH PHẦN PILARAVIA 155SC
Spirotetramat: 124g/lít
Abamectin: 31g/lít
Phụ gia: 845 g/lít
CÔNG DỤNG PILARAVIA 155SC

Hoạt chất Spirotetramat và Abamectin có tác dụng lưu dẫn, tiếp xúc, vị độc. Có khả năng lưu trữ 2 chiều nên có thể sử dụng linh hoạt vừa phun ở mức vừa phải.
Diệt trừ mạnh các đối tượng: rệp sáp , nhện đỏ , phấn nền, phấn phấn, sâu tơ,…
PILARAVIA 155SC đăng ký trừ rệp sáp/hồ tiêu.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PILARAVIA 155SC

Cách dùng: Pha 20-25ml thuốc cho 20-25 lít nước. Phun ướt đều tán lá cây trồng.
định lượng: 0,12%
Lượng nước phun: 600-800 lít/ha.
Thời điểm phun: phun thuốc khi mới xuất hiện khoảng 7 con/ngày hoặc cụm kết quả.
Thời gian cách ly: 7 ngày sau khi phun.
Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7
Đường dây nóng: 0776.742.300
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
————————————————————————————————
QUY TRÌNH TRỒNG CÂY
Chuyên thuốc bvtv _phân bón_ hạt giống_dụng cụ nông nghiệp
Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline kỹ sư Huy Nguyễn tư vấn kỹ thuật: 0776.742.300
1.Link web : Quytrinhtrongcay.com
2.Link web: PhanThuocViệtNam
3.Youtube : TrịBệnhChoCâyTrồng
FANPAGE: KỸ SƯ CÂY TRỒNG TỈNH ĐỒNG NAI