BỆNH NẤM TRÊN RAU CỦ QUẢ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO
BỆNH NẤM TRÊN RAU CỦ QUẢ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO
Những tác nhân gây hại cho rau củ quả trên đồng ruộng là một trong những vấn đề được người dân cực kỳ chú trọng. Trong đó các bệnh do nấm trên rau củ quả gây nên nhiều khó khăn trong việc quản lý và phòng trừ. Chính vì thế bài viết này hãy cùng QUYTRINHTRONGCAY.COM tìm hiểu ngay các căn bệnh do nấm trên rau củ quả và cách xử lý.

ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NẤM GÂY BỆNH TRONG ĐẤT

Nấm là một loại sinh vật. Tuy nhiên nó không chứa diệp tố và cấu tạo của nó thường là đơn bào hoặc đa bào. Bạn hoàn toàn có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi hoặc là bằng mắt thường.
Cơ quan sinh trưởng của nấm là dạng sợi và phân nhánh. Trong đó một tập hợp nhiều sợi nấm sinh trưởng sẽ tạo thành tản nấm là thể dinh dưỡng của nấm. Những sợi nấm mà không có màng ngăn được gọi là sợi đơn bào và những sợi nấm có nhiều màng ngăn thì được gọi là sợi đa bào.
Những loại nấm gây bệnh sẽ tồn tại trong đất một khoảng thời gian dài kể cả là điều kiện không có cây ký chủ. Chúng sẽ tồn tại dưới nhiều dạng Ví dụ như sợi nấm, hạch nấm, hậu bào tử, bào tử trứng…
Các loại nấm gây nên hiện tượng xâm nhiễm và làm hại cho cây trồng. Nó khiến rễ và các tế bào mạch dẫn không còn khả năng hút nước cũng như là chất dinh dưỡng. Chính vì thế nó đều khiến cho cây trở lên héo mòn, còi cọc và dẫn tới chết dần.
BỆNH NẤM XÂM NHẬP VÀO CÂY BẰNG CÁC PHƯƠNG THỨC NÀO?
Có rất nhiều các phương thức để nấm có thể xâm nhập vào bên trong cây trồng. Dưới đây là một số những phương thức phổ biến:
Nấm lây bệnh vào thân: Sclerotinia, Sclerotium cùng một số nấm vi khuẩn làm héo cây.
Gây bệnh lên lá trong điều kiện thời tiết ẩm ướt: Septoria, Colletotrichum
Nấm lây bệnh vào đất theo dạng hỗn hợp: Pythium, Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia.
Các loại nấm gây bệnh vào đất theo dạng lớp mỏng: Sclerotium, Rhizoctonia
MỘT SỐ LOẠI BỆNH DO NẤM TRÊN RAU CỦ QUẢ

Dưới đây là một số những loại bệnh do nấm gây ra trên rau củ phổ biến mà các bạn nên tham khảo:
Chết cây con, thối rễ: Hiện tượng này là do các loại nấm Pythium speciesa; P. phanidermatuma; P.myriotiluma, P.spinosuma. Các loại nấm này sẽ di động bào tử và lan truyền trong đất, trong nước hoặc là nước mưa.
Nhiều bệnh ở rễ, thân, lá và quả của những loại cây trồng lâu năm: Do một dạng nấm bào tử sợi tên là Phytophthora palmivora tồn tại trong tàn cây và có thể cả bào tử trứng ở trong đất. Bào tử này cũng du động lan truyền qua nước trong đất, nước mưa hoặc là nước khi tưới cây.
Cây bị thối gốc và thối rễ ớt: Nguyên nhân là do loại nấm Phytophthora capsicia. Nấm này cũng có dạng bào tử sợi nấm tồn tại trong tàn dư của cây bệnh trên ruộng và có thể là tồn tại trong bào tử chứng ở đất. Du động của bào tử cung sẽ lan truyền qua nước trong đất và nước mưa.
Thối nõn dứa: Nguyên nhân là do nấm Phytophthora nicotianaea. Sự hình thành và phát triển của loại nấm này cũng tương tự giống như loại nấm đã kể trên.
Héo Fusarium: Nguyên nhân là do nấm Fusarium oxysporum, Fusarium sp. Nấm hình thành dưới dạng bào tử hậu tồn tại trong đất gây xâm nhiễm cả rễ cây không phải là ký chủ.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH DO NẤM TRÊN RAU CỦ QUẢ

Vệ sinh đồng ruộng
Sau khi thu hoạch cây trồng hoặc là trước khi thực hiện canh tác thì cần phải dọn và tiêu hủy tàn dư thực vật. Đồng thời cũng cần phải làm sạch cỏ dại vì đây là một trong những nguồn lây bệnh quan trọng nhất. Hãy nhổ toàn bộ các loại cây đã có biểu hiện của việc nhiễm bệnh trước đó.
Biện pháp canh tác
Chọn giống kháng bệnh.
Trồng cây với mật độ hợp lý, tạo thông thoáng cho vườn.
Tưới nước đầy đủ, tránh để cây bị khô hạn hoặc ngập úng.
Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm
Sử dụng những dòng phân như : HITOCO 30 CAL-BO-ZN NANO, HITOCO 14-CUNG CẤP CANXI BO – MAGIE, PHÂN CHI TO SAN NHẬT,
Tỉa cành tạo tán, loại bỏ cành sâu bệnh và cành không cho trái.
Biện pháp phòng trừ nấm bệnh
Phun thuốc phòng trừ nấm định kỳ, đặc biệt vào giai đoạn trái non và trước khi thu hoạch.
Sử dụng thuốc như : CORNIL 500SC – SUPER KHUẨN
Tránh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách.
Biện pháp phòng trừ côn trùng phá hoại
Sử dụng lưới che hoặc bẫy để ngăn ngừa ruồi đục trái.
Diệt ong bầu bằng các biện pháp như đặt bẫy hoặc sử dụng thuốc diệt côn trùng.
Biện pháp khác
Trồng cây che phủ để tạo bóng mát và giảm nhiệt độ.
Bổ sung canxi cho cây bằng cách phun hoặc tưới dung dịch CaCl2.
Sử dụng màng phủ đất để giữ ẩm và ngăn ngừa cỏ dại mọc.
Lưu ý:
Phun thuốc khi thời tiết râm mát, không mưa.
Tuân thủ liều lượng và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ghi trên bao bì.
Kết hợp nhiều biện pháp để đạt hiệu quả phòng trừ cao nhất.
QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ NẤM TRÊN RAU CỦ

Khi phát hiện bệnh: bà con phun combo CORNIL 500SC – SUPER KHUẨN với 2 phuy (400 lít nước )
Sau đó 7 ngày phun bộ sản phẩm : HITOCO 30 CAL-BO-ZN NANO, HITOCO 14-CUNG CẤP CANXI BO MAGIE, PHÂN CHI TO SAN NHẬT cho 2 phuy (400 lít nước ) để dưỡng cây để hạn chế rụng trái và tăng sức đề kháng cho cây
Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7
Đường dây nóng: 0776.742.300
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
————————————————————————————————
QUY TRÌNH TRỒNG CÂY
Chuyên thuốc bvtv _phân bón_ hạt giống_dụng cụ nông nghiệp
Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline kỹ sư Huy Nguyễn tư vấn kỹ thuật: 0776.742.300
1.Link web : Quytrinhtrongcay.com
2.Link web: PhanThuocViệtNam
3.Youtube : TrịBệnhChoCâyTrồng
FANPAGE: KỸ SƯ CÂY TRỒNG TỈNH ĐỒNG NAI